Ngày 18/6, tại Hà Nội, chương trình nghệ thuật “Lời tuồng – Tiếng trẻ” đã diễn ra với sự phối hợp giữa nhóm sinh viên thuộc dự án Tuồng Tân Tích và Nhà hát Tuồng Việt Nam. Sự kiện bao gồm chuỗi hoạt động như talkshow, biểu diễn nghệ thuật và workshop trải nghiệm.
Nghệ thuật Tuồng dưới góc nhìn hiện đại
Chương trình mở đầu bằng trích đoạn kinh điển Hồ Nguyệt Cô hóa cáo do các nghệ sĩ Nhà hát Tuồng Việt Nam trình diễn, mang đến màn khởi đầu ấn tượng và đầy màu sắc truyền thống.
[Trích đoạn “Hồ Nguyệt Cô hóa cáo” được NSƯT Lộc Huyền và Mạnh Linh thể hiện trên sân khấu align=”aligncenter” width=”650″] Trích đoạn tuồng truyền thống[/caption]
Sau phần biểu diễn, chương trình tiếp nối với phần giao lưu giữa nghệ sĩ và sinh viên. NSƯT Lộc Huyền và NSƯT Trần Long đã chia sẻ những câu chuyện hậu trường thú vị, khơi gợi tình yêu với nghệ thuật Tuồng trong lòng người trẻ.
Trần Ngọc Đức, đại diện nhóm dự án, cho biết: “Tuồng là di sản văn hóa quý báu, nhưng sẽ sống động hơn khi được kể bằng giọng nói, cảm xúc và ngôn ngữ của người trẻ hôm nay.”
Talkshow với chủ đề Truyền thông trong thời đại số – Làm sao để đưa nghệ thuật truyền thống đến gần hơn với khán giả trẻ? đã thu hút sự quan tâm lớn. Hai diễn giả Gen Z, Bùi Yến Linh và Vũ Khánh Linh, đã chia sẻ cách làm truyền thông sáng tạo, ứng dụng công nghệ để “trẻ hóa” sân khấu truyền thống.
Điểm nhấn của chương trình là workshop trải nghiệm Chạm tuồng, nơi sinh viên được hướng dẫn hóa trang và thực hành các động tác biểu diễn cơ bản dưới sự dẫn dắt của nghệ sĩ.
[Nhiều sinh viên ngành Truyền thông đa phương tiện lần đầu trải nghiệm hóa trang theo phong cách tuồng truyền thống align=”aligncenter” width=”650″] Trải nghiệm làm đẹp truyền thống[/caption]
Ngô Thế Quân, sinh viên chuyên ngành Truyền thông đa phương tiện, chia sẻ: “Sau khi được xem tuồng và lắng nghe chia sẻ từ nghệ sĩ, mình nhận ra tuồng không hề xa lạ hay cũ kỹ. Nếu có cách tiếp cận phù hợp, nghệ thuật truyền thống hoàn toàn có thể chạm tới cảm xúc của người trẻ.”
NSƯT Nguyễn Kiều Oanh nhấn mạnh: “Những dự án do sinh viên thực hiện như Tuồng Tân Tích là minh chứng cho thấy thế hệ trẻ có thể trở thành cầu nối giữa di sản văn hóa và đời sống hiện đại.”
Sự kiện kết thúc với phần chụp ảnh lưu niệm, ghi lại khoảnh khắc “Lời tuồng” được cất lên bằng tinh thần sáng tạo của những sinh viên trẻ, mở ra hướng đi mới cho nghệ thuật dân tộc.